onyx9

Model loa mới nhất được Harman Kardon ra mắt vào tháng 9/2024

Goplay3

HARMAN KARDON GO PLAY 3

Mẫu loa di động đỉnh nhất 2024, nâng cấp toàn diện 3 đường tiếng, 160W, sub gầm. Mua ngay kẻo lỡ.

MANIA

Siêu phẩm DEVIALET MANIA

Đỉnh cao loa di động, AirPlay 2, Spotify Connect, Bluetooth 5.0

BEOLIT20

Loa di động cao cấp công suất 70W, âm thanh 360 độ, âm tinh tế, sáng chi tiết, gia công đỉnh cao.

previous arrow
next arrow

Trên tay và trải nghiệm nhanh loa di động B&O Beolit 12

Beolit 12 là chiếc loa đi động được hãng Bang & Olufsen (B&O) chính thức cho ra mắt hồi đầu năm 2012. Đây là thiết bị hỗ trợ phát nhạc không dây qua Airplay hoặc cắm dây để phát trực tiếp từ thiết bị. Đồng thời, nó còn là một bộ nguồn di động để có thể sạc cho các thiết bị được cắm vào qua cổng USB. Mang triết lý thiết kế có phần hoài cổ nhưng cũng đầy hơi thở hiện đại của B&O, công nghệ Airplay của Apple, 2 tweeter + 1 woofer tổng công suất 120W, mức giá khoảng 18,6 triệu đồng, vậy Beolit 12 sẽ cho ta những gì? Mời các bạn xem nhé.


Thiết kế bên ngoài: Hoài cổ mà hiện đại

Nếu như người đàn em loa di động Bluetooth A2 được B&O đóng gói khá cầu kỳ (đã được giới thiệu trước đây) thì Beolit 12 lại khá đơn giản. Trong hộp chỉ vỏn vẹn có sản phẩm, sách và mảnh giấy hướng dẫn cài đặt ban đầu bằng hình ảnh, dây cáp nguồn điện. Về kích thước, nhân vật chính của chúng ra có kích thước lần lượt là 23 x 18 x 5,5 cm và nặng khoảng 2,7 kg. Hãng cho rằng kích thước này là "nhỏ gọn" nhưng theo mình thì cũng tương đối và có phần hơi nặng một tý. Beolit 12 có 5 phiên bản màu để lựa chọn.
 

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-04.jpg
Phần dây xách bằng da được đính vào cạnh trên của loa, 2 đầu có logo B&O được đặt chéo nhau


Dường như khi nhắc tới B&O, mình cảm nhận được đâu đó phong cách thiết kế có phần hoài cổ và thậm chí là phả phất tính cơ khí. Điều đó phần nào được thể hiện trong thiết kế của Beolit 12. Phần trên được lắp 1 sợi quai xách bằng da, đính vào 2 góc chéo nhau và tại vị trí lắp vào có logo B&O. Thoạt nhìn, với hình dáng vuông vức và cộng với sợi dây xách, nhiều bạn sẽ tưởng đây là một thùng đựng dụng cụ gì đó (thậm chí một anh bạn của mình còn tưởng tượng như đây là giỏ xách của chị em phụ nữ nữa :D)
 

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-08.jpg
Bên hông có hốc nhỏ có đèn báo, lỗ cắm 3.5mm và cổng USB hỗ trợ cắm iDevice vào vừa phát nhạc trực tiếp, vừa sạc cho thiết bị


Phần thân của Beolit 12 được chia ra thành 3 phần khá rõ rệt. Phần giữa rộng nhất, bao phủ và bảo vệ phần loa bên trong bởi lưới nhôm với các mắc lưới hình tròn, chạy dài qua 2 bên và ra tới mặt sau cho mình cảm giác như một chiếc radio to đùng mà hồi bé mình hay nghe đài vậy. Phía dưới của 1 cạnh bên có 1 hốc nhỏ chứa đèn báo, cổng 3.5mm và cổng USB. Qua cổng USB này, chúng ta có thể cắm iPhone trực tiếp vào để phát nhạc, vừa sạc cho iPhone luôn. Còn bản thân Beolit 12 được hãng cho biết là có thời lượng pin lên tới 8 giờ liên tục khi được sạc đầy, khá là tương xứng với ngoại hình của nó.
 

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-12.jpgTinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-14.jpg

Mặt lưng có 1 nắp đậy kiểu nhấn vào để mở ra, bên trong khá rộng rãi mà theo mình đoán là để chứa dây cáp,… trong cùng là cổng LAN và cổng sạc số 8. Phía trong của nắp được hãng in thêm phần hướng dẫn cài đặt ban đầu để phát nhạc Airplay (khá là rắc rối :()
 

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-18.jpgPhần mặt trên bằng cao su, thiết kế lõm xuống, có các nút cảm ứng chức năng tắt mở nguồn, bật tẳt wifi, tăng giảm âm lượng


Phần phía trên được làm bằng vật liệu cao su và được thiết kế lõm xuống, có thể là sẽ nơi đặt điện thoại,… Ở một cạnh bên trái của mặt trên có hàng nút bấm cảm ứng cho phép tắt mở nguồn, wifi và tăng giảm âm lượng. Cá nhân mình không đánh giá cao cách làm mặt trên lõm xuống như thế này vì có thể bụi bẩn có thể dễ bám vào gây khó trong quá trình vệ sinh. Phần bên dưới cũng được làm bằng cao su, chân đế có 4 núm cao su chống trượt.

Tính năng phát nhạc: "Kiêu kỳ"
 

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-15.jpg
Hướng dẫn cài đặt ban đầu được cung cấp ở nhiều nơi, phía trong nắp đậy cũng có, đi kèm với giấy hướng dẫn bằng hình và trong ứng dụng trên iOS cũng có nhưng cũng khá là phức tạp


Beolit 12 có thể phát nhạc qua Airplay, phát trực tiếp từ iPhone qua cổng USB hoặc các thiết bị khác bằng cáp âm thanh 3.5mm. Sau thời gian sử dụng thử tuy rằng hơi ngắn ngủi, nhưng mình có thể ví Beolit 12 một "cô gái kiêu kỳ". Tại sao vậy? Quá trình cài đặt ban đầu cho tính năng Airplay có thể gây khó khăn cho một số bạn mới tiếp cận và chính bản thân mình cũng đôi lần méo mặt khi phải chuyển đổi qua lại các wifi mặc định. Mình xin nói sơ qua quá trình: phải cài một ứng dụng B&O chỉ có trên iOS, sau đó thực hiện một số thao tác bấm để dùng iPhone đó kết nối với Beolit 12 nhằm tiến hành cài đặt, sau khi hoàn tất toàn bộ quá trình thì mới có thể tận hưởng được.

Tuy nhiên, nhờ vào việc hỗ trợ tuyệt đối cho Airplay của Apple mà sau khi cài đặt hoàn tất, Beolit 12 hoạt động gần như hoàn hảo. Mình sử dụng mạng wifi cá nhân, chỉ cần kết nối loa và các thiết bị khác như Macbook, iPhone và iPad vào cùng một mạng Wifi là có thể thoải mái nghe nhạc không dây. Xin được nói thêm là nếu bạn nào dùng Windows thì vẫn có thể sử dụng chức năng Airplay nhờ vào ứng dụng iTunes của Apple hoặc cách khác là dùng cáp LAN (tất nhiên là phải đặt cố định một vị trí).

Điểm đáng giá trên Beolit 12 chính là khi cắm iPhone vào bằng cáp để trực tiếp phát nhạc thì đồng thời, điện thoại cũng được sạc pin luôn. Khá tiện. Mình đã thử cắm Android vào thì không xài được qua cổng USB mà chỉ có thể phát nhạc qua jack cắm 3.5mm mặc dù điện thoại vẫn báo sạc. Và cuối cùng, sau khi "cưa đổ" được cô gái kiêu kỳ Beolit 12, bắt cô ấy phải hoạt động như ý, mình bắt đầu thưởng thức chất âm mà nó mang lại và dưới đây sẽ là những trải nghiệm nhanh của mình.

Chất âm: Bass ấn tượng, Mid ấm, Treble chưa "sướng"
 

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-01.jpg

Do thời gian trải nghiệm chưa nhiều nên mình xin chỉ nói vắn tắt những cảm nhận cá nhân của mình sau khi nghe thử Beolit 12. Tất nhiên, đây vẫn chỉ là những chia sẻ chủ quan của cá nhân mình và có thể mang tính chất tham khảo. Sau khi nghe thử những bản nhạc mà mình thường nghe để cảm nhận âm thanh (thể loại khá rộng, từ bolero, trữ tình, nhạc của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, New Age, vài bản giao hưởng, đến những bản pop, rock, dance và tất nhiên là vocal, Acoustic). Cuối cùng mình xin đưa ra vài điểm sau đây.

B&O tiết lộ rằng do để tối ưu hóa kích thước của Beolit 12 nên họ trang bị cho nó 2 loa tweeter 2 inch và 1 loa woofer 4 inch cho tổng công suất 120W – mức công suất khá là ấn tượng trong thế giới những chiếc loa di động. Chính vì mức công suất lớn này nên Beolit 12 đủ sức "giật mình" những người xung quanh khi mình mở hết âm lượng trong sân của quán café Tinh Tế. Thiết nghĩ công suất này hoàn toàn có thể đáp ứng cho nhu cầu nghe nhạc trong một căn phòng lên tới 30 mét vuông hoặc hơn mà không có trở ngại gì.

Chi tiết hơn một xíu về 3 dải âm. Dù không được trang bị loa siêu trầm, nhưng điều đáng ngạc nhiên là Beolit 12 lại thể hiện âm bass khá tốt. Bass chắc, gọn, dứt khoát và không bị lấn lên các dải cao hơn. Thậm chí, mức độ chi tiết còn được thể hiện ngay trong dải bass này. Và nếu mở âm lượng hơi to một chút, hiện tượng "bass" làm loa chạy cũng không xảy ra, có thể là nhờ cơ chế thoát âm dạng tỏa đều ra xung quanh trong phần thiết kế loa. Dù là thế nên không biết mình có phần khó tính quá hay không, nhưng bass chưa làm mình "sướng" được, cảm giác của mình khi mỗi tiếng bass đánh ra vẫn chưa mang nội lực nhiều, chưa cho mình cái chiều sâu cần thiết của một tiếng bass. Cơ mà suy cho cùng, chiếc loa di động bé nhỏ là thế thì làm gì có "không gian sâu thẳm của bass" chứ nhỉ? :D

Dải mid được Beolit 12 thể hiện khá tốt, ngọt ngào, ấm áp và có màu sắc. Tuy nhiên, đôi lần mình cảm nhận được một tý airy và hơi méo nơi những nốt cao của dải mid mà vô hình chung, điều này phần nào ảnh hưởng xấu đến tổng thể trải nghiệm của những người nghe, đặc biệt là những đôi tai khó tính. Một điểm sáng chính là do bass được kiểm soát khá tốt nên mid có đủ không gian để thể hiện sự chi tiết một cách khá tốt. Mình đánh giá cao điểm này. Cuối cùng là dải treble, nhìn chung tương đối ổn, không quá chói tai gai người. Tuy nhiên, nếu khó tính hơn một chút thì treble mà Beolit 12 thể hiện chưa đủ năng lượng cần thiết, đặc biệt là những nốt cao và khi mở âm lượng lớn, tất cả sẽ dính chặt lại với nhau ở những trường đoạn nhanh.

Tạm kết
 

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-05.jpg

Trên đây là toàn bộ những thông tin ban đầu và một vài cảm nhận nhanh của mình về chiếc loa di động Beoit 12 đến từ hãng âm thanh Đan Mạch B&O. Với bề ngoài được hoàn thiện tốt, mang chút gì đó retro nhưng cũng đủ hiện đại, thời lượng pin lên tới 8 giờ, có thể dùng để sạc điện thoại, âm thanh khá và đặc biệt là hỗ trợ Airplay hoàn hảo, đây có thể là sự lựa chọn của những ai yêu cái đẹp, muốn có 1 chiếc loa di động vừa nghe trong phòng làm việc, nhưng muốn xách ra ngoài sân hay ban công để vừa uống trà vừa nghe thì đây là lựa chọn khá đáng để cân nhắc. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc vui.

Thêm một số hình ảnh của Beolit 12

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-03.jpg

Thoạt nhìn dáng vẻ bề ngoài, trông Beolit 12 như một thùng đựng dụng cụ nào đó :D
 

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-10.jpgTinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-11.jpg

Hay là một chiếc túi xách?

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-06.jpg
Phần lưới bọc bằng nhôm với các mắc lưới được bố trí cách điệu ở 2 bên hông loa
 

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-07.jpgTinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-09.jpg

Một mặt bên có hốc chứa đèn báo, cổng 3.5mm và cổng USB

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-13.jpg
Mặt lưng phía sau có nắp đậy, ấn vào để mở ra, bên trong là không gian khá rộng rãi (có thể để chứa dây), trong cùng là cổng LAN và cổng sạc điện

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-16.jpg
Một mặt bên còn lại của Beolit 12

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-17.jpg
Dây xách bằng da được đính vào phần trên của loa, chỗ gắn có logo B&O

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-02.jpg
4 nút bấm cảm ứng ở mặt trên với các chức năng mở nguồn, bật tắt wifi, tăng giảm âm lượng

Tinhte_loa-di-dong-b-o-beolit-12-19.jpg
Mặt bên dưới với 4 núm cao su chống trượt, chính giữa là mảnh giấy các thông số cơ bản, các certification,…

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.