Không hẳn các loa Bluetooth đời mới nào cũng thực sự được cải tiến so với bản tiền nhiệm. Liệu JBL Pulse 4 có những thay đổi gì so với loa JBL Pulse 3 và có xứng đáng để người dùng nâng cấp?
JBL Pulse được đánh giá là một trong số những dòng loa Trippy-Light-Show thành công nhất của hãng âm thanh JBL (Mỹ). Với thiết kế tinh tế, sang trọng cùng hệ thống đèn LED đổi màu độc đáo, các phiên bản JBL Pulse dù mới hay cũ đều luôn được fan âm thanh săn đón nồng nhiệt.
Trở lại thị trường với JBL Pulse 4 trong tháng 9 vừa qua, JBL khiến nhiều người dùng đắn đo liệu có nên “xuống tiền” sở hữu phiên bản mới không. Lý do vì chất âm cùng hệ thống đèn LED trên Pulse 3 vẫn đang làm hài lòng đại đa số người nghe, trong khi giá bán của Pulse 4 không hẳn là “hạt dẻ”. Nếu đang có cùng nỗi băn khoăn trên, hãy theo dõi bài so sánh giữa JBL Pulse 3 và Pulse 4 dưới đây để có cho mình câu trả lời…
Những thay đổi về thiết kế trên JBL Pulse 4
So với phiên bản tiền nhiệm, JBL Pulse 4 “khoác lên một chiếc áo” nhẹ nhàng và tinh tế hơn. Phần màng loa ở đế hoàn toàn biến mất, giúp thân loa gần như 100% trong suốt. Dải loa cũng được sắp xếp lại với phần woofer (âm bass) được đặt bên dưới, còn loa tweeter (toàn dải) nằm ở phía trên.
Về kích thước, Pulse 4 được làm nhỏ hơn Pulse 3 trong khi trọng lượng lại nặng hơn nhiều, từ đó mang lại cảm giác chắc chắn và tăng khả năng chống rung khi đặt lên mặt phẳng.
Vị trí các phím tắt cũng có sự thay đổi rõ rệt. Chúng được chia thành 3 nhóm chính gồm: Nguồn – Bluetooth, Partyboost – Lights, Play – Volume. Theo trải nghiệm thực tế, những nút điều khiển này rất dễ bấm và có độ phản hồi tốt hơn so với Pulse 3. Ngoài ra, trên Pulse 4 có một tính năng mới là khả năng lắc để đổi màu và kết hợp nó với một loa Pulse 4 (hoặc loa hỗ trợ JBL PartyBoost) gần đó. Tính năng này có thể có trên Pulse 3 với các loa JBL “Connect +” khác, tuy nhiên người dùng cần phải thiết lập trong ứng dụng điện thoại.
Cổng sạc trên JBL Pulse 4 sẽ là USB-C thay vì Micro USB như trên Pulse 3. Nút che cổng sạc cũng không còn trên phiên bản này.
Những cải tiến về chất lượng âm thanh
Cải tiến về chất lượng âm thanh là điều rất đáng tuyên dương cho Pulse 4. Cụ thể âm bass trên thiết bị có độ sâu, rộng và ấm hơn so với Pulse 3.
Ở Pulse 3, JBL sử dụng cơ chế màng âm giả cộng hưởng với bass từ hai dải loa trong chân đế. Từ đó âm thanh đánh ra sẽ tạo rung 2 màng loa ở trên và dưới, trong khi phần màng dưới sẽ rung mạnh nhất vì nằm gần dải loa hơn. Đối với Pulse 4, dải loa woofer đánh ra tiếng bass thật cho nên chỉ có 1 màng loa bên dưới rung. Việc bổ sung thêm 1 loa woofer để tăng âm bass cũng chính là lý do trọng lượng của loa trở nên nặng hơn.
Âm mid của loa mang lại chất âm sáng và “cực” chi tiết. Dải loa tweeter đã được hãng cải tiến rất nhiều và hướng âm thanh từ loa phát thẳng lên trên. Độ nảy tốt của âm treble giúp loa chơi tốt các dòng nhạc acoustic, tiết tấu chậm. Với các thể loại nhạc sôi động, âm treble đánh ở mức tương đối, không khiến cảm giác mệt và chói tai khi nghe một thời gian dài.
Các ưu điểm khác của JBL Pulse 4
Theo nhà sản xuất, thời lượng pin của Pulse 4 lên tới 12 tiếng, đảm bảo không khí sôi động cho một bữa tiệc mà không bị ngắt quãng. Đặc biệt, dù có cùng thời gian sử dụng tương đương với Pulse 3, Pulse 4 lại có tốc độ xạc nhanh hơn, rút ngắn thời gian xạc đầy chỉ còn 3,5h (ít hơn 1 tiếng so với Pulse 3 là 4,5 giờ). Thời lượng pin cũng có thể kéo dài khi không bật đèn LED. Khả năng chống nước của loa đạt IPX7, vì vậy việc loa vô tình bị ướt nước sẽ không còn là vấn đề.
Nếu ghép đôi thêm một JBL Pulse 4 thứ hai cho âm stereo, người dùng cũng có thể đồng bộ hóa các chương trình ánh sáng giữa hai loa thông qua ứng dụng.
JBL Pulse 4 rất phù hợp để đặt giữa trung tâm bữa tiệc. Loa có khả năng mang lại âm thanh tuyệt vời từ mọi góc độ cùng với hệ thống đèn LED tạo nên sự chú ý, hấp dẫn và thú vị cho bản nhạc
Nhược điểm của JBL Pulse 4
Âm mid của loa hơi thiếu định hướng vì phân tán lên trên, vì thế Pulse 4 sẽ khá lãng phí khi nghe nhạc một mình.
Ngoài ra, Pulse 4 sẽ không còn loa và ngoài và khả năng nhận lệnh Siri hay Google. Thay vào đó, người dùng có thể sử dụng các tính năng này trực tiếp trên điện thoại.
Bảng so sánh thông số cấu hình giữa Pulse 3 và Pulse 4
JBL Pulse 3 | JBL Pulse 4 | |
Đầu dò | • Ba đầu dò 40 mm | • Đầu dò 2,25 in (57,15 mm) |
Kết nối | • Bluetooth v4.2 • Đầu vào âm thanh nổi mini 3,5 mm• Sạc qua cáp Micro USB-B và bộ chuyển đổi |
• Bluetooth 4.2 • Sạc qua cáp USB-C |
Dải tần số | 65Hz – 20kHz | 70Hz – 20kHz |
Nguồn ra | 20 W | 20 W |
Tuổi thọ pin | 12 giờ / mất 4,5 giờ để sạc đầy | 12 giờ / mất 3,5 giờ để sạc đầy |
Loa ngoài | Có | Không |
Trợ lý giọng nói | Có; truy cập Google Assistant hoặc Siri Now thông qua loa | Không |
Ghép nối nhiều đơn vị | Kết nối nhiều loa qua JBL Connect + | Kết nối nhiều loa qua Partyboost |
Không thấm nước? | Hoàn toàn không thấm nước; có thể ngập trong tối đa 30 phút (IPX7) | Hoàn toàn không thấm nước; có thể ngập trong tối đa 30 phút (IPX7) |
Đường kính (in) | 3.6 | 3,78 |
Chiều cao (cm) | 22.3 | 20,7 |
Trọng lượng (kg) | 0,96 | 1,26 |
Vậy Pulse 4 có đáng để nâng cấp?
Có thể thấy so với Pulse 3, Pulse 4 không “đè bẹp” đàn em mà ở đó là sự cải tiến hợp lý từ thiết kế cho đến chất âm: Màng loa gần như trong suốt, chất âm tốt hơn, tốc độ sạc pin nhanh hơn và khả năng nối hiện đại hơn… Nhìn chung, JBL Pulse 4 xứng đáng để nâng cấp đối với những fan âm thanh đề cao sự hoàn hảo, chỉnh chu trong từng nốt nhạc.
Nguồn sforums.vn