onyx9

Model loa mới nhất được Harman Kardon ra mắt vào tháng 9/2024

Goplay3

HARMAN KARDON GO PLAY 3

Mẫu loa di động đỉnh nhất 2024, nâng cấp toàn diện 3 đường tiếng, 160W, sub gầm. Mua ngay kẻo lỡ.

MANIA

Siêu phẩm DEVIALET MANIA

Đỉnh cao loa di động, AirPlay 2, Spotify Connect, Bluetooth 5.0

BEOLIT20

Loa di động cao cấp công suất 70W, âm thanh 360 độ, âm tinh tế, sáng chi tiết, gia công đỉnh cao.

previous arrow
next arrow

Trên tay loa không dây B&O BeoPlay S3 : đẹp, công suất 240W, giá 5 triệu

B&O luôn làm chúng ta ngạc nhiên với những thiết kế loa độc đáo, "khó đụng hàng" và điều đó hoàn toàn đúng đối với mẫuloa không dây BeoPlay S3.

Chúng ta có một khối loa tròn lai vuông với các mặt cắt tạo hình khá ấn tượng, cho cảm giác hiện đại và đẹp mắt, mang giá trị trưng bày khá cao. Mức giá bán ở nước ngoài là 400 đô la, ở Việt Nam vào khoảng 5 triệu đồng, BeoPlay S3 dùng bộ đôi driver tweeter và wooofer cùng amply class D cho công suất 240W với âm lượng khá lớn, âm thanh tổng thể ấm, hơi tối, bass đánh tròn, kéo đuôi nhẹ và 2 dải âm còn lại được thể hiện ở mức khá tương đối

Beoplay_s3_Tinhte_01.
Có lẽ mình sẽ không nói nhiều về hộp bởi ngoài loa, chúng ta chỉ có sách hướng dẫn sử dụng nhanh và 1 sợi cáp nguồn đầu số 8. Có lẽ ở mức giá thấp nhất trong các dòng sản phẩm loa của B&O như S3 thì điều đó có thể dễ dàng hiểu được bởi sẽ giúp cắt giảm giá bán ra. 

Beoplay_s3_Tinhte_02.
Bạn có thể cầm BeoPlay S3 bằng 1 tay khá dễ dàng với cân nặng chỉ khoảng 1,41 kg và kích thước khá nhỏ gọn. 

Beoplay_s3_Tinhte_05.
Như mình đã nói lúc đầu, B&O luôn làm chúng ta ngạc nhiên về thiết kế các sản phẩm của họ. Đối với S3, chúng ta có một khối đa giác nhiều mặt với các đường vát mạnh ở nhiều khu vực trên thân loa. Mặt trước là một bề mặt ngũ giác đều được bo tròn ở 5 góc. Đây chính là mặt khung bảo vệ phủ vải màu xám (đối với phiên bản S3 màu trắng mà mình mượn trên taytrong bài viết này).

Beoplay_s3_Tinhte_04.
Phần lưới bảo vệ như một chiếc nắp chụp, ghép với phần phía sau bằng nhựa của loa. Ở giữa 2 vị trí ghép nối này là một đường lượn sóng hình sin được làm rõ lên, cho cảm giác khá hiện đại. 

Beoplay_s3_Tinhte_10.
Phần lưới bảo vệ này có thể tháo rời ra và thay bằng những màu sắc khác do bạn mua thêm nhằm tăng phần cá tính. Bản màu trắng khá dễ bám bẩn nên có lẽ cần chú ý hơn trong quá trình sử dụng (lúc mượn mình cũng phải rất cẩn thận chứ để dơ thì bạn cho muộn sẽ buồn mình lắm :()

Beoplay_s3_Tinhte_12.
Ở phía cạnh trên của loa chúng ta có 3 nút điều khiển bao gồm tăng giảm âm lượng và nút chính giữa với logo của B&O, có nhiệm vụ tắt mở nguồn, kiêm luôn kết nối bluetooth và pair với loa S3 khác. Ở sát bên cạnh, dưới lớp lưới bảo vệ có 1 chiếc đèn để biểu thị trạng thái hoạt động của loa. 

Beoplay_s3_Tinhte_16.
Nếu để ý kỹ thì tổng thể loa được đặt hơi nghiêng về phía sau một chút và nó đứng trên một phần chân đế khá nhỏ. Tuy nhiên nhờ vào nhiều "chân cao su" nhỏ xíu bố trí dọc theo khu vực chân đế mà loa có thể cố định khá chắc chắn. Thử mở lớn, bass nhiều mà không thấy chạy. Ở toàn bộ khu vực phía sau thì gần như không có chi tiết nào khác. Rất đơn giản. 

Beoplay_s3_Tinhte_17.
Tất cả những kết nối đều được giấu xuống ở mặt dưới của loa và nếu khi đứng lên để hoạt động thì chúng ta sẽ không thể thấy được. Trong đó có một hốc nhỏ để bố trí cổng 3.5 mm, cổng cắm dây nguồn và một cổng microUSB để phát nhạc trực tiếp.

Beoplay_s3_Tinhte_14.
Dây dẫn sẽ được cho đi ra ngoài bằng một khe hở nhỏ khoảng nửa cm ở bên dưới cạnh sau của loa. Với kích thước này thì dây nguồn đi kèm vẫn rất vừa vặn, nhưng nếu dùng cáp 3.5mm thì mình nghĩ cần dùng sợi có đường kính nhỏ thôi bởi nếu to quá thì sẽ bị cấn, không vừa. Nếu đễ ý thì bạn sẽ thấy có tới 2 cổng 3.5mm là in và out. Nguyên nhân là chúng ta có thể dùng cổng out để nối tối đa 4 chiếc S3 lại với nhau để tạo thành một hệ thống loa lớn. Đồng thời, chúng ta cũng có thể ghép không dây 2 chiếc S3 lại với nhau để phát stereo và mình thấy điều này tăng cường hiệu quả âm thanh khá tốt. Tốt sao thì xin chia sẻ với các bạn kỹ hơn ở bên dưới. 


Một vài trải nghiệm về âm thanh

Điểm ấn tượng đầu tiên sau thiết kế của S3 chính là âm lượng khá lớn so với kích cỡ khá nhỏ gọn của nó. Chúng ta có một cặp driver bao gồm 1 woofer 100mm và 1 tweeter 19mm, hoạt động cùng với một amply class D cho tổng công suất lên tới 240W, khá ấn tượng so với kích thước nhỏ của nó. Về tổng thể, BeoPlay S3 cho âm thanh khá ấm, mượt và có khuynh hướng tối một chút. Âm trường và khả năng chia tách âm thanh ở mức độ vừa phải chứ không quá xuất sắc. Đổi lại độ động được thể hiện tương đối ấn tượng đối với một chiếc loa ở tầm giá dưới 500 đô này.
 

Beoplay_s3_Tinhte_02.

Nếu như một số chiếc headphone của B&O mà mình có dịp xài trước giờ không gây ấn tượng cho mình bằng bass thì điều ngược lại đã xảy ra với BeoPlay S3. Bass được đánh khá tròn, đầy đặn, chắc, có kéo đuôi nhẹ và lấn một chút trong những tình huống khó, thí dụ như Rock và cụ thể là Mắt Đen của Bức Tường ở mức âm lượng trên 80%. Tuy nhiên, đó có lẽ là một vài trường hợp khá thiểu số và trong đa số trường hợp thì bass của S3 để lại ấn tượng khá tốt với decay đầy đủ.

Mid của S3 tương đối ấm, dễ chịu, đầy đặn và tình cảm. Điều này cho nó lợi thế nhất định về các vocal không quá khó, những bản bolero hoặc slow rock, cho giọng ca sĩ khá mượt và tình cảm. Độ chi tiết được thể hiện khá tốt, dù không quá xuất sắc nhưng cũng đảm bảo khả năng bóc tách tương đối. Và có lẽ BeoPlay S3 không dành cho những "treble head" bởi dải âm cao khá với, giống như kiểu bạn cố gắng với tay lên để hái quả vậy. Dù vẫn chạm tới quả nhưng không thấy sự thoải mái, mức năng lượng ở dải âm này ở mức chấp nhận được chứ không quá leng keng.
 

Beoplay_s3_Tinhte_19.

Và nếu bạn bỏ ra thêm tiền để sắm 1 chiếc BeoPlay S3 nữa, nó sẽ "mọc thêm cánh" bởi chúng ta sẽ có một giàn stereo không đây kết nối giữa 2 loa. Sau khi cài đặt không quá khó khăn, bộ đôi loa vốn mono nay lại biến thành stereo và cho bạn cảm giác về âm trường rộng rãi, thoáng hơn nhờ thừa hưởng ưu thế của giàn âm thanh 2 kênh. Độ chi tiết cũng theo đó mà được nâng tầm lên một bậc. Tiện thì có tiện, đẹp và hiện đại nhưng nếu so với những cặp loa kệ vốn được sinh ra với stereo cho những cái tai khó tính thì có lẽ 1 cặp BeoPlay S3 vẫn chưa thể đáp ứng được.

Kết nối Bluetooth của BeoPlay S3 có độ trễ khá cao, mất khoảng 3 giây để chúng ta có bài nhạc được phát ra đầy đủ nhưng sau khi ổn định rồi thì mọi thứ khá tuyệt vời. Điều đó sẽ không mấy quan trọng nếu chỉ dùng để nghe nhạc nhưng sẽ là một phiền phức lớn khi bạn xem phim bởi sẽ có tình huống hình đi trước mà tiếng vài giây mới theo sau. Giải pháp là play lại từ đầu sẽ khắc phục được điều này.

Nhìn chung ở mức giá vào khoảng 400 đô la (nếu mua 1 cặp thì 800), BeoPlay S3 cho chúng ta một chiếc loa khá hiện đại, độc đáo, phù hợp với nhu cầu tăng cường nội thất trong nhà, đặc biệt là các ngôi nhà hoặc văn phòng có thiết kế hiện đại. Khả năng trình diễn âm nhạc dừng lại ở mức khá, phù hợp với các nhu cầu nghe nhạc phổ thông, không quá khắt khe với các đòi hỏi "Phile hoặc Hifi" thì BeoPlay vẫn mang lại những trải nghiệm tương đối ổn.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.